Sơn Epoxy tự san? Quy trình thi công.

Sơn epoxy tự san phẳng (Epoxy self leveling) hay còn gọi là sơn epoxy tự cân bằng, là sản phẩm sơn sàn epoxy 2 thành phần sử dụng cho bề mặt nền bê tông. Với khả năng tự dàn trải đều sơn, che lấp những khuyết điểm trên mặt nền giúp tạo nên mặt sàn liền mạch, phẳng, độ sáng bóng cao.

Lợi ích sơn epoxy tự phẳng mang lại là gì ?

Điều đầu tiên được nhắc đến sơn nền epoxy tự san phẳng đó là sự thân thiện với môi trường. Với công thức hóa học đặc biệt cùng những nguyên liệu ngoại nhấp chất lượng tạo nên sự liên kết chặt chẽ và không sử dụng các dung môi pha loãng có mùi độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng VOC.  Ngoài ra, dòng sơn tự phẳng còn mang lại những lợi ích vượt bậc hơn so với các giải pháp khác. Cụ thể như:

  • Kháng hóa chất và chịu nhiệt tốt.
  • Chịu mài mòn và độ va đập cao.
  • Chống trơn trượt ngay cả khi gặp nước.
  • Dễ dàng vệ sinh lau chùi.
  • Mang lại màu sắc sáng bóng, tính thẩm mỹ cao.

 

Quy trình thi công Sơn Epoxy tự phẳng

Quy trình các bước thi công sơn epoxy cho sàn nhà xưởng 
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông.
Toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp. Việc tao nhám sẽ giúp lớp sơn lót epoxy liên kết và bám dính tốt với sàn bê tôngvà lớp sơn phủ . Đồng thời công đoạn này giúp loại bỏ các dị vật tồn tại trênsànbê tông.
Bước 2: Xử lý bề mặt
Sàn nhà xưởng luôn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng. Trước khi tiến hành sơn epoxy cho sàn nhà xưởng yêu cầu cần xử lý và loại bỏ hết tất cả cáckhuyết tật trên bề mặt bằng vữa trám trét 2 thành phần chuyên dành cho sàn bê tông.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Sơn lót epoxy hai thành phần cho khả năng che lấp khuyết tật bề mặt đồng thời thẩm thấu sâu xuống nền bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian, tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. Phải vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bằng cây đẩy và máy hút bụi công nghiệp trước khi sơn lót epoxy. Những vị trí mà sàn bê tông yếu thường hút khô lớp lót này nên phải tiến hành lăn thêm 01 lớp lót nữa để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và bề măt bê tông.
Bước 4: Thi công lớp Basecoat
Lớp sơn epoxy Basecoat giúp tăng cứng, che lấp bề mặt và khuyết tật. Khi thi công cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, dùng roller lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông với định lượng theo nhà sản xuất đưa ra. Với trường hợp sàn quá xấu, phải sử dụng sơn trộn kèm bột đá chuyên dụng để bả nhằm che lấp các vết nứt to, vỡ rỗ lớn trên sàn. Tạo đồng đều nhất cho sàn.
Bước 5. Chà nhám và vệ sinh
Sau khi thi công xong lớp sơn Basecoat thì phải dùng máy đánh nhám để loại bỏ các hạt cát li ti trên sàn, sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng cây đẩy và máy hút bụi công nghiệp, rồi mới tiến hành lớp sơn epoxy phủ cuối cùng .

Bước 6: Thi công lớp sơn Epoxy Tự san phẳng.

Bước này là bước quan trọng nhất.

 

Tin tức liên quan

09/16/2023
Sơn sàn Epoxy là dòng sơn công nghiệp mới với nhiều ưu điểm vượt trội hiện đang là giải pháp tối ưu cho các công trình sàn nhà xưởng. Chính vì những...
09/09/2023
Các bước bảo dưỡng sàn Epoxy đúng cách, nên vệ sinh sàn Epoxy như thế nào để kéo dài tuổi thọ sàn? TOPCON VINA sẽ giúp bạn!
09/30/2021
Bọc phủ Composite - FRP nền nhà xưởng, sàn nhà kho, sàn tàu, bể hóa chất… là giải pháp cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với các nhà máy sản xuất...